PHÂN BÓN ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG – PACLOBUTRAZOL (10%, 15%, 20%, 95%)
Đây là chất điều hòa sinh trưởng
THÔNG TIN SẢN PHẨM
– Đặc tính: Bột trắng
– Paclo được sử dụng như một hormone điều khiển các tế bào sinh trưởng của cây trồng làm ngắn lóng (khi phun Paclo thì 2 lóng cuối ngắn hơn, thành lóng dày hơn).
– Paclo có tác dụng khống chế sự phát triển chiều cao của cây, làm lùn cây, thúc cây đẻ nhánh khỏe, làm chậm quá trình già của lá, tăng khả năng chống chịu stress.
– Trên cây ăn trái Paclo còn có hiệu quả cao trong việc xử lý ra hoa nghịch vụ, hạn chế tăng trưởng mầm lá, đẩy nhanh quá trình phân hóa mầm hoa, giúp ra hoa đồng loạt sau này.
– Đặc biệt, xử lý cây trồng ở thời điểm cây đâm chồi bằng Paclobutrazol, đảm bảo trái sẽ không bị chậm phát triển mà sẽ lớn tròn đều.
– PACLO 15WP tăng năng suất cho cây sầu riêng.
– PACLO 10SC tăng năng suất sầu riêng và xoài
Cây trồng |
Nồng độ sử dụng |
Thời điểm sử dụng |
Tác dụng |
Cây xoài |
5-10g Paclobutrazol 20% hòa trong 6-10 lít nước tưới cho 1m đường kính tán cây. |
Khi đọt non (đọt mới) được 3 – 4 tuần tuổi. Có thể xử dụng phun lên lá hoặc quét gốc nhưng biện pháp tưới xuống đất cho rễ hấp thu là biện pháp tốt nhất. |
Kích thích ra hoa đồng loạt hoặc ra hoa trái vụ |
Sầu riêng |
Hòa 40-60g Paclobutrazol 20% trong 8 lít nước |
Khi đọt non ra lần thứ 2 có màu lụa chuyển xanh thì xử lý. Phun ướt đều 2 mặt là. Cần kết hợp rút cạn nước trong mương và phủ nilon che gốc để tạo khô hạn 7 – 14 ngày. |
|
Cây lúa |
15-20g Paclobutrazol 20%/bình 8 – 10 lít nước |
Phun 25-30 ngày và 40-50 ngày sau khi gieo hạt (hoặc sạ). Phun 4 bình/1.000m2 |
Hạn chế chiều cao, tăng đẻ nhánh, giảm đổ ngã. |
Cây đậu, đỗ |
7-10g Paclobutrazol 20%/bình 8 – 10 lít nước |
||
Cây có múi (bưởi, phật thủ, cam, chanh, quất) |
10-20g Paclobutrazol 20%/10 lít nước |
Kết hợp ThiO Urea (30 ngày sau khi phun Paclobutrazol thì phun ThiO urea với nồng độ 0,1 – 0,3% (10g – 30g/10 lít nước). |
Kiểm soát ra chồi, kích thích ra hoa trái vụ, giúp cây ra hoa đạt tỷ lệ cao. |
Cây hồng, đào, lê, táo, vải, nhãn, mắc ca… |
80-120g Paclobutrazol 20%/ bình 20L lít nước để phun hoặc tưới với lượng 10 – 12g/mét đường kính tán cây. |
Khi chồi mới phát triển dài tới 30cm, thời gian ức chế hiệu quả nhất là khoảng 20ngày. |
|
Cây có múi (biện pháp tưới gốc) |
0,045g Paclobutrazol 20%/cây |
Tưới gốc vào mùa hè |
Kiểm soát sự ra chồi, kích thích ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trọng lượng quả. |
0,45g Paclobutrazol 15-20%/cây |
Tưới gốc vào mùa thu |
||
20-25g Paclobutrazol 20%/10 lít nước |
Tưới gốc trước khi kích thích ra hoa |
||
Cây nho |
2-3g Paclobutrazol 20%/cây |
Trộn vào đất gieo hạt |
Kiểm soát sự ra chồi và tăng trọng lượng trái. |
70g Paclobutrazol 20%/10 lít nước |
Tưới gốc cây trước khi tăng trưởng nhanh |
||
Cây lạc (đậu phộng) |
5-10g Paclobutrazol 20%/bình 8 – 10 lít nước |
Phun một lần trong giai đoạn lạc kết thúc ra hoa và bắt đầu hình thành củ. |
Ức chế phát triển thân lá, kích thích xuống củ, tạo củ, tăng năng suất. |
Cây cải dầu |
10g Paclobutrazol 20%/bình 8 – 10 lít nước |
Phun trong giai đoạn 3 lá |
Cải thiện rễ và thân dày và khỏe |
Khoai tây |
10g-15g Paclobutrazol 20%/bình 8 – 10 lít nước |
Phun khi chiều cao cây 25-30cm |
Kích thích to củ |
Cà chua |
0,7-1g Paclobutrazol 20%/bình 8 – 10 lít nước |
Phun khi 5-6 lá thật |
Tăng trưởng cây con tốt hơn |
Ớt |
0,7-1g Paclobutrazol 20%/bình 8 – 10 lít nước |
Phun khi cây giống 6-7 cm |
Tăng trưởng cây con tốt hơn |
Cải bắp |
2,5g-3,5g Paclobutrazol 20%/bình 8 – 10 lít nước |
Phun trong giai đoạn 2 lá |
Tăng trưởng cây con tốt hơn |
– Lúa và đậu phộng phun đều lên lá. Ngưng xử lý thuốc trước khi thu hoạch 10 ngày.
Đối với cây nghịch vụ:
Sau khi nhận diện được độ già của cơi lá để phun Paclo bà con cần chuẩn bị đầy đủ bạt theo số lượng cây xử lý nghịch vụ trong vườn. Ở khu vực miền Tây có 2 hình thức phủ đó là phủ gốc (kích thước bạt(mủ) khoảng 7mx5m hoặc 7mx6m) và phủ cả liếp (phụ thuộc vào chiều dài và độ rộng của liếp).
Thông thường sẽ có 2 thời điểm phun Paclo sau khi bộ lá đã đủ điều kiện:
- Phun Paclo – đậy bạt: Liều pha thấp.
- Đậy bạt – phun Paclo: Liều pha sẽ tăng hơn so với trường hợp phun Paclo rồi mới đậy bạt.
Paclo được đề nghị với liều lượng 1.000-1.500ppm tương đương với paclo 15% thì 1 lít được pha với 100-150 lít nước, paclo 20% thì phải pha với 150-200 lít nước.
Lưu ý khi sử dụng Paclobutrazol:
– Đối với cây ăn quả lưu nhiên nên xử lý thuốc 1 năm, nghỉ 1-2 năm. Bón phân cân đối, đầy đủ để cây hồi phục, tránh lạm dụng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
– Liều lượng Paclobutrazlol sử dụng tùy thuộc vào tuổi cây, cây còn tơ còn nhỏ thì liều lượng sử dụng trên một đơn vị đường kính tán cây sẽ nhiều hơn vì cây con khả năng sinh trưởng mạnh hơn. Hoặc sử dụng Paclobutrazol vào mùa mưa thì lượng cũng nhiều hơn so với mùa khô do cây sinh trưởng mạnh hơn.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XNK NÔNG TRANG XANH GREENFARM IMPORT EXPORT INVESTMENT CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt: GREENFARM JSC
|
Giới thiệu về Paclobutrazol (ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa)
Tìm hiểu về các tác dụng của Paclo đối với cây trồng
1. Paclo là gì?
– Paclo hay còn gọi là Paclobutrazole là một chất điều hòa sinh trưởng, ức chế sự tổng hợp Gibberellin trong cây, làm hạn chế sự phân chia và kéo dài của tế bào thực vật.
– Paclo là hợp chất hóa học bao gồm một vòng triazole và một vòng benzen-chloro liên kết với một mạch cacbon mở.
– Những năm gần đây, nông dân trồng cây ăn trái, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thường sử dụng Paclobutrazol để xử lý ra hoa nghịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản lượng trái cây quanh năm.
– Paclo có thể phun qua lá, tưới cho cây hay thậm chí có thể tiêm vào cây.
– Paclo được hấp thụ vào xylem thông qua lá, thân hoặc rễ và được chuyển thành mô phân sinh đỉnh phụ. Làm cho cây trồng phát triển chậm hơn nhưng lại tăng cường khả năng ra hoa và đậu quả.
– Công thức phân tử của Paclobutrazol: C15H20ClNO3
– Trọng lượng phân tử của Paclobutrazol: 293,8
– Công thức cấu tạo của Paclobutrazol:
– Nhiệt độ nóng chảy: 165-166° C
– Ngoại quan: tinh thể màu trắng
– Độ tan của Paclobutrazol: Ít tan trong nước (loại 95%: 26mg/L; Loại 20%: 100-130mg/L), có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ phân cực dễ dàng, chẳng hạn như ethanol, metanol và acetone, vv…
2. Ứng dụng của Paclobutrazol
– Là chất lưu dẫn có thể được hút lên bằng rễ, đi xuyên qua lỗ thân hoặc cả tế bào chết. Hòa tan vào dịch mô gỗ. Paclobutrazol vận chuyển tốt trong cây.
– Paclobutrazol ngăn cản quá trình sinh tổng hợp GA và làm chậm quá trình phân chia tế bào, làm giảm sự phát triển của tế bào ở thân cây, làm cho thực vật trở nên già cỗi hơn và làm gia tăng việc sản xuất hoa và nụ trái. Tăng sự phát triển của rễ, gây ra quả sớm và tăng hạt giống trong cây như cà chua và hạt tiêu. Paclobutrazol cũng đã được chứng minh là làm giảm sự nhạy cảm với sương giá ở thực vật.
+ Khống chế sự phát triển chiều cao cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe và phòng tránh đổ ngã ở lúa, đậu phộng.
– Paclobutrazol cũng được sử dụng để làm giảm sự phát triển của chồi và đã được chứng minh là có tác dụng tích cực hơn đối với cây và cây bụi. Trong số đó được cải thiện khả năng chống chịu hạn hán, lá màu xanh đậm hơn, khả năng chống nấm và vi khuẩn cao hơn, và tăng cường sự phát triển của rễ.
– Xử lý Palobutrazol có hiệu quả tạo ra trái màu nghịch, cho trái sớm, làm giảm hiện tượng ra trái không ổn định.
+ Hiệu quả trong xử lý xoài trái vụ.
+ Đối với các loại cây ăn quả khác: Sầu riêng, vải, cam, quýt, bưởi,… Giúp tạo ra trái nghịch vụ và ra hoa đồng loạt.
+ Tăng số cành mang trái, hạn chế rụng trái nên làm tăng số trái, năng xuất thu hoạch cao.
3. Tác hại của Paclo
– Bên cạnh những lợi ích mà Paclo mang lại cho cây trồng, thì cũng tồn tại không ít những hệ lụy về sau nếu chúng ta sử dụng không đúng cách, sử dụng liên tục và không có giải pháp giải độc Paclo phù hợp.
– Paclo có thời gian bán hủy từ 43 đến 618 ngày (trung bình 182 ngày) trong đất ở điều kiện hiếu khí. Thời gian bán hủy thực tế phụ thuộc vào các điều kiện vật lý và sinh học như: Nhiệt độ xung quanh, độ chặt của đất và thành phần vi sinh vật đất.
– Trong nước bề mặt, thời gian bán phân hủy của Paclo là 164 ngày. Do đó, Paclo thể hiện tính ổn định hóa học cao và sự phân hủy của nó phần lớn không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện axit, bazơ hoặc trung tính.
Paclo sẽ tích lũy nhiều năm và lưu tồn trong đất, thân, lá:
-
Làm đất bị nhiễm độc, dẫn đến hệ rễ bị ức chế, rễ non không phát triển được.
-
Làm đất chai cứng, dẻ chặt, gây khó khăn trong quá trình hấp thu phân bón. Khi phân được bón vào đất, cây chỉ hấp thu 1 phần nhỏ, gây lãng phí, làm tốn kém nhiều chi phí đầu tư cho phân bón.
-
Việc sử dụng Paclo trong thời gian dài sẽ dẫn đến ô nhiễm hệ thống nước ngầm do mưa và nước tưới.
-
Dư lượng Paclo trong đất còn gây ảnh hưởng đặc biệt đến cấu trúc, chức năng của quần thể vi sinh vật trong đất và cả trong nước, đặc biệt là hệ vi sinh vật đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
-
Việc sử dụng Paclo ở nồng độ cao làm tăng sự đa dạng của vi khuẩn trong đất và của nấm tại rễ, bề mặt rễ; trong khi sự đa dạng và phong phú của cả vi khuẩn rễ và nấm cành, lá giảm đi đáng kể.
– Việc tồn lưu của Paclo cộng với việc sử dụng quá liều sẽ dẫn đến chùm hoa phát triển không kiểm soát, dị thường, chùm to với lượng hoa trên chùm có nhiều cuống ngắn, khó đậu trái và cũng là nơi ẩn nấp, làm tổ của nhiều loại sâu ăn bông.
– Paclo còn ức chế mạnh đến việc hình thành các chất kích thích sinh trưởng trong cây, dẫn đến cây suy kiệt, cháy lá, còi cọc.
– Bên cạnh đó, việc lạm dụng Paclo trong quá trình xử lý ra hoa nghịch vụ hay tác động đến quá trình kích thích sinh trưởng của cây trồng còn gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Cần lưu ý khi sử dụng paclobutazol trong xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ
Trong quy trình xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ thì paclo được đề nghị với liều lượng 1.000-1.500ppm tương đương với paclo 15% thì 1 lít được pha với 100-150 lít nước, paclo 20% thì phải pha với 150-200 lít nước nhưng phần lớn nông dân lại sử dụng với nồng độ khá cao, thường dùng loại 1 lít 15% + với 1 kg loại 20% pha cho 200 lít nước và phun đều trên cây, có khi phun tới 2 lần trong vụ, kết quả sầu riêng ra hoa khá tốt nhưng sau đó khi chăm sóc hoa, trái thì tốn rất nhiều chi phí đầu tư có khi phải trả giá do cây bị cháy lá, suy kiệt, không ra được đọt non, khả năng bỏ vụ sau là rất cao và nguy cơ nhiễm bệnh xì mủ rất cao. Việc lạm dụng chất paclo hiện nay cũng đang là vấn đề cần được quan tâm, nhiều vườn sầu riêng đã trơ cành, cằn cỗi và có cả những vườn phải trồng mới lại khi đã sử dụng quá nhiều trong một vụ và thường xuyên trong nhiều năm.
Hiện nay, với một số sáng kiến mới cũng như thực tiễn sản xuất đã chứng minh việc xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ thì paclo không còn là yếu tố chính trong quy trình kỹ thuật cho nên trong xử lý cần lưu ý khi sử dụng paclo.
Thứ nhất, liều lượng sử dụng: Nếu có sử dụng nên dùng đúng liều lượng khuyến cáo trong khoảng 1.000-1.500ppm và cũng không nhất thiết phải dùng 2 dạng bột và nước để phối trộn, dạng bột rất khó tan hoặc tan rất ít trong nước, nên khi sử dụng với hàm lượng càng cao thì khả năng hòa tan lại càng khó, cần phải khuấy liên tục nếu không sẽ đóng cặn, sự hấp thu và chuyển hóa của cây sẽ kém hơn. Sử dụng paclo quá liều chùm hoa sầu riêng phát triển không kiểm soát, dị thường, chùm to với lượng hoa/chùm khá nhiều cuống ngắn khó đậu và nuôi trái. Lượng dung dịch cần thiết để phun sao cho ướt đều thân cành, mặt dưới lá tránh dư thừa rơi xuống đất.
Thứ hai, cách phun: Cần áp dụng thật sự nghiêm ngặt đối với cây sầu riêng trong quá trình xử lý, trước khi phun paclo cần đậy nylon không để cho paclo thấm vào đất bởi paclo lưu tồn trong đất 3 tháng khi phun lên lá mà không có che phủ mặt líp và lưu tồn 11 tháng nếu xử lý bằng phương pháp tưới vào đất. Paclo là chất có tính lưu dẫn nên được hấp thu qua lá, tán cây, thân và rễ, được di chuyển đến bên dưới chồi sinh mô nên khi phun chỉ nên phun trong thân, cành và mặt dưới của lá là tốt nhất.
Thứ ba, thời điểm phun: Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của quy trình xử lý ra hoa sầu riêng dưới tác động của paclo, cho nên việc đầu tiên là phải xác định được tuổi lá và thời điểm phun trong ngày cũng như trước hoặc sau tạo mầm. Với tuổi lá tốt nhất từ 30-35 ngày tuổi (lá lụa) và nên phun vào buổi sáng sau khi phủ bạt nylon và tạo mầm lần 2.
Thứ tư, hóa giải những bất lợi do paclo gây ra: Việc sử dụng quá liều, ngoài ảnh hưởng bất lợi cho cây trồng thì việc lưu tồn của hoá chất này trong đất và trong các bộ phận của cây cũng là một vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Đối với cây sầu riêng, paclo ở liều cao chỉ giúp cây ra hoa đồng loạt mà không làm gia tăng được hiệu quả kinh tế, ngược lại có khi sẽ ảnh hưởng đến đời sống cây trồng cũng như thu nhập của gia đình. Do liều cao sẽ ức chế mạnh đến việc hình thành các chất kích thích sinh trưởng nên cây sẽ trở nên suy kiệt, cháy lá, cằn cỗi. Cho nên sau đó cần sử dụng nhiều chất đạm trong bón gốc vì chất đạm sẽ thúc đẩy hình thành các chất kích thích sinh trưởng, tăng cường phân hữu cơ để tái tạo nguồn vi sinh vật có ích, bổ sung vi lượng nhất là zn cùng với GA để hóa giải paclo thúc đẩy sinh trưởng, phục hồi sau thu hoạch.
Thứ năm, cần thiết không nên sử dụng paclo: Thời gian gần đây nhiều vườn xử lý nghịch vụ sầu riêng không còn sử dụng paclo trong quy trình, đây là một điểm mới hướng đến việc sản xuất an toàn không sử dụng hóa chất, cách làm này đã được nông dân sáng tạo trong xử lý ra hoa sầu riêng. Giải pháp chủ yếu là tăng cường sử dụng các dạng phân bón vai trò kiến tạo mầm và thúc đẩy ra hoa; quản lý tốt sự khô hạn đối với đất liếp và chọn đúng điểm rơi của tiết thuận trong vụ nghịch để điều khiển cây ra hoa. Để thực hiện được các giải pháp này đòi hỏi người làm vườn phải có kinh nghiệm trong dự đoán thời tiết và quản lý tốt vườn trồng của mình.
Với một số điểm lưu ý khi sử dụng paclo cho sầu riêng nghịch vụ sẽ góp phần từng bước bảo vệ sự bền vững trong canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất tăng thu nhập cho người làm vườn.
Từ khóa:
Paclo
Paclo Hợp Trí
Paclo Nông Trang Xanh
Paclo là gì
Paclo 15WP
Paclobutrazol
Paclo 20
Paclo 25
Những lưu ý khi sử dụng paclobutazol trong xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ
Phân bón cho cây nghịch vụ
Phân bón cho cây sầu riêng
Phân cho cây lúa
Phân bón cây nhãn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.