NOVA BACILAC FISH
Đây là sản phẩm bổ sung cho cá
THÔNG TIN SẢN PHẨM
– Đặc tính:
– Kiểm soát hệ vi sinh đường ruột trên cá, ức chế các vi khuẩn vibrio gây bệnh đường ruột, phòng chống hiệu quả bệnh viêm ruột, sưng chướng bụng trên cá.
– Tăng cường số lượng vi sinh vật có lợi đường ruột, giúp tiêu hóa tốt thức ăn, giảm chi phí thức ăn, giúp cá mau lớn.
– Chống ô nhiễm nguồn nước ao nuôi do giảm lượng phân thải ra.
Trộn vào thức ăn, ngày cho ăn 1 lần:
– Tháng đầu lúc thả cá: Trộn 5 g/ kg thức ăn, mỗi tuần cho ăn 3-4 lần.
– Tháng thứ 2: 5g/ kg thức ăn, mỗi tuần cho ăn 2-3 lần.
– Tháng thứ 3, tháng thứ 4: 5 g/ kg thức ăn, mỗi tuần cho ăn 1-2 lần.
LƯU Ý:
– Trường hợp dùng thức ăn tự chế biến: Trộn thuốc vào thức ăn sau khi đã nấu chín và để nguội, sau đó tiến hành ép viên trước khi cho ăn.
– Trường hợp sử dụng thức ăn viên: Hòa tan thuốc với một ít nước, phun đều lên thức ăn rồi để yên 15-20 phút cho thuốc ngấm vào viên thức ăn trước khi cho ăn.
– Thuốc có thể sử dụng cho các loài thủy đặc sản như: baba, ếch, lươn, cá sấu… liều dùng tương tự như cho cá.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XNK NÔNG TRANG XANH GREENFARM IMPORT EXPORT INVESTMENT CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt: GREENFARM JSC
|
THÔNG TIN THÊM:
TÁC DỤNG CỦA MEN VI SINH TRONG NUÔI CÁ CẢNH
Men vi sinh là tên thường gọi của chế phẩm sinh học có các vi sinh vật sống có lợi. Tùy theo mục đích sử dụng mà các vi sinh vật này có thể là vi khuẩn hoặc vi nấm. Khi được cho vào môi trường sống thích hợp, các vi sinh vật này sẽ hoạt động. Một số loại men vi sinh thông dụng như: men sữa chua, men rượu, men bánh mỳ, men xử lý nước, rác thải, men tiêu hóa, …
Sử dụng men vi sinh cho cá cảnh nói riêng và thủy sản nói chung đều rất tốt cho môi trường và vật nuôi. Trong nuôi cá cảnh, có 2 yếu tố quyết định sự thành công là môi trường nước và thức ăn.
– Nước: Hồ nuôi cá cảnh là một hệ thủy sinh thái khép kín và thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động từng ngày do nguồn thức ăn (thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến), và nước sử dụng (thay nước, tính chất hóa lý, vi sinh). Người nuôi cá cảnh chỉ có thể kiểm soát được một phần tính chất hóa lý của nước còn thành phần hữu cơ, vi sinh trong nước chưa được chú trọng. Vi sinh trong hồ là một thành phần thiết yếu do chúng tạo nên một phần sự cân bằng sinh thái cho nước, phân giải các chất thải và hữu cơ, … Đối với mộ số hồ nuôi cá cảnh thông thường thì hệ vi sinh tự nhiên không bao giờ đủ để làm cho nước trong sạch và mất mùi tanh hôi do không chuyển hoá hoàn toàn các chất hữu cơ trong thời gian ngắn. Các sản phẩm trung gian khi phân hủy các chất hữu cơ đó là NO2, H2S, NH3, … Các chất này tích tụ sẽ gây độc cho cá và làm đục nước. Việc thay nước thường xuyên tốn nhiều thời gian, tiền của và công sức.
– Thức ăn: Thức ăn tuơi (cá, trùn chỉ, tép …) hiện nay chỉ có một số hàng đông lạnh có uy tín mới đảm bảo an toàn cho cá cảnh, còn lại không kiểm soát được mầm bệnh. Ký sinh trùng, vi khuẩn và virus là mầm bệnh phổ biến. Thêm vào đó, điều kiện sống nuôi nhốt (thường là trong bể) sẽ làm giảm sức đề kháng của cá. Từ những yếu tố trên và để chủ động tạo nguồn nước “tự nhiên”, người ta đã tuyển chọn những chủng vi sinh tối ưu tổng hợp nên men vi sinh xử lý nước nuôi hiệu quả. Các vi sinh có lợi này rất an toàn, dễ sống trong nước ít chất dinh dưỡng và lấn át được vi sinh có hại. Chúng phân hủy hoàn toàn các chất hữu cơ dư thừa và chất thải trong nước đồng thời tiết ra một số chất diệt nấm và kháng khuẩn khác. Do đó dùng men vi sinh ngay từ giai đoạn đầu thả nuôi và liên tục theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ giúp cá nuôi khỏe mạnh; không bị các bệnh nhiễm khuẩn, nấm; kéo dài được thời gian giữa 2 lần thay nước (2 – 3 tháng) và ổn định pH của nước.
Người nuôi cá cảnh cần lưu ý chọn mua các loại men vi sinh của các nhà sản xuất có uy tín trên thị trường. Sau 7 – 10 ngày nên bổ sung men vi sinh lần, tuy nhiên còn tùy theo mật độ cá và trọng lượng của cá mà điều chỉnh cho thích hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng chung men vi sinh với kháng sinh do kháng sinh sẽ ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Khi cá bị bệnh nên điều trị cá trong bể riêng. Sau đợt điều trị nên bổ sung men tiêu hóa theo đường thức ăn cho cá nhằm giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột của cá, mặt khác cũng nên bổ sung men vi sinh xử lý nước để ngăn ngừa bệnh và làm sạch nước.
Phước Vinh TT Ứng dụng KHCN Sóc Trăng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.