Nghiên cứu nhu cầu và Phương án kinh doanh thanh long ruột đỏ hữu cơ
(Xuất xứ sản phẩm huyện Tân Trụ, tỉnh Long An)
Ths Nguyễn Văn Đông
I/Nghiên cứu nhu cầu:
Thanh long là sản phẩm thực phẩm trái cây, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người, liên quan trực tiếp đến nhu cầu cung cấp dinh dưỡng, thưởng thức, mang lại lợi ích trực tiếp cho con người tiêu dùng. Do đó, nghiên cứu nhu cầu tập trung vào cá nhân, hộ gia đình. Nhóm nghiên cứu tập trung vào khoảng 800 hộ gia đình ở KDC Intresco, huyện Bình Chánh.
Sau khi nghiên cứu mẫu các hội gia đình theo cách thức trực tiếp và online,
Truyền tải nhưng thông tin hữu ích về sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đáp ứng các tiêu chí:
1/ Vận chuyển nhanh, sản phẩm tươi, hình thức đẹp, đều trái, to, trọng lượng 700-800gr/trái.
2/ Canh tác hữu cơ, bảo vệ bằng phường pháp sinh học, đóng thùng carton.
3/ Giá cả hợp lý, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
4/ Có tổ chức tham quan thực tế, kiểm tra thực chứng quy trình canh tác, chăm sóc, thu họach, bảo quản, vận chuyển thanh long hữu cơ.
5/ Sử dụng sản phẩm mẫu để đối chứng và dùng thử.
Chúng ta thu được kết quả:
Kết quả nghiên cứu nhu cầu thanh long ruột đỏ hữu cơ | |||
Số hộ gia đình 613 | |||
STT | Nội dung | Kết quả | Tỷ lệ (%) |
1 | Số hộ có nhu cầu ăn trái cây tươi hàng ngày | 526 | 85.81 |
2 | Số hộ sử dụng trái cây tươi hàng ngày tại nhà | 351 | 57.26 |
3 | Số hộ có sử dụng trái cây thanh long ruột đỏ | 74 | 12.07 |
4 | Tỷ lệ mua ở chợ, shop gần nhà | 39 | 6.36 |
5 | Tỷ lệ mong muốn sử dụng thanh long hữu cơ | 52 | 8.48 |
6 | Số hộ quyết định mua hàng tuần | 17 | 2.77 |
7 | Sản lượng mua đợt 1 (Kg) | 85 |
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, nhóm kinh doanh có 2 phương án kinh doanh:
1/ Tiếp thị và giao giá lẻ trực tiếp cho các Hộ gia đình.
2/ Bỏ sỉ, ký gửi cho các cửa hàng trái cây ở khu phố và chợ truyền thống.
II/ Nghiên cứu đầu tư kinh doanh thanh long ruột đỏ hữu cơ:
1/ Bước chuẩn bị nghiên cứu: Cần thống kê được diện tích trồng thanh long ruột đỏ ở Huyện Tân Trụ, sản lượng cung cấp hàng năm, các loại sản phẩm và phụ phẩm từ thanh long, giá bán ra, kênh phân phối, tập quán kinh doanh, hình thức đầu tư thu mua, chi phí đầu tư, chi phí chăm sóc thu hái…
2/ Bước triển khai nghiên cứu:
Từ bước 1, các giả thiết về giải pháp được đặt ra:
Thứ nhất, nâng cao giá trị từ việc thay đổi chất lượng theo hướng an toàn, sạch, rồi hữu cơ,…kết hợp với hoạt động tư vấn kỹ thuật và cung ứng vật tư nông nghiệp.
Thứ hai, nâng cao giá trị từ đa dạng hóa sản phẩm, phụ phẩm, đầu tư chế biến.
Thứ ba, nâng cáo giá trị từ đầu tư bổ sung hoạt động chăn nuôi, sử dụng phế phẩm từ thanh long.
Thứ tư, đầu tư, cải thiện hoạt động cung ứng, bán lẻ, hệ thống phân phối đến người tiêu dùng.
Thứ năm, phát triển dịch vụ tham quan du lịch, farmstay, kết nối du khách trở thành khách hàng mua lẻ sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn mang lại hiệu quả rất cao, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi minh chứng cụ thể của hiệu quả từ việc nghiên cứu chuyển đổi ở nhóm giải pháp Thứ nhất, nâng cao giá trị từ việc thay đổi chất lượng theo hướng an toàn, sạch, rồi hữu cơ,…kết hợp với hoạt động tư vấn kỹ thuật và cung ứng vật tư nông nghiệp. và nhóm giải pháp Thứ năm, phát triển dịch vụ tham quan du lịch, farmstay, kết nối du khách trở thành khách hàng mua lẻ sản phẩm định kỳ.
Mỗi héc ta thanh long ruột đỏ, chi phí đầu tư ban đầu làm đất, lên trụ (khoảng 1.000 trụ 150 triệu đồng, kết hợp xuống giống khoảng 50 triệu, tính thêm chi phí đầu tư đất khấu hao bằng 100% chi phí đầu tư, thời gian khái thác tối thiểu 10 năm, chi phí khấu hao bình quân 40 triệu đồng/năm. Sau 2 năm, khai thác khoảng 2 vụ, 1 vụ chính (không phải chong đèn) và 1 vụ phụ (trái vụ) tốn thêm chi phí chong đèn ban đêm. Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 60 triệu đồng/ha. Chi phí quản lý, chăm sóc phân bón, nước, thuốc bảo vệ thực vật, thu hái bình quân 1 người/ha, hết 60 triệu. Năng suất bình quân 25 đến 30 tấn/ha/năm. Năm 2021 ảnh hưởng bởi dịch covid và thị trường nhập khẩu Trung Quốc có lúc bị đóng cửa, nên giá thanh long ruột đỏ giảm từ 25.000/kg lúc đầu năm (tháng 1-4/2021), giảm xuống 10.000 – 15.000 đồng (từ tháng 5-7/2021), rồi giảm xuống 1.000 đồng (tháng 8-10/2021) chủ yếu thanh long thu hái cho làm từ thiện, và cuối năm (tháng 10-12) tăng trở lại lên 5.000 đồng/kg. Giá tính bình quân cho cả năm 2021, lái thu mua tại vườn, xuất khẩu qua Trung Quốc khoảng 8.000 đồng/kg.
Chuyển sang phương án kinh doanh thanh long hữu cơ, chi phí chỉ tăng ở khoản kỹ thuật theo dõi và chăm sóc, phòng bệnh kịp thời. Phân bón không tăng do phân thuốc hữu cơ giá không tăng mạnh như phân thuốc vô cơ, hóa chất. Kỹ thuật khá vất vả hơn, vì phải theo dõi thường xuyên, thiên về phòng bệnh, cắt tỉa mầm bệnh. Các sản phẩm vật tư sinh học được thay thế như thuốc trừ sâu sinh học exin từ dịch tỏi, đất hiếm kèm olygo chitosan giúp lớp vỏ chắc khỏe, tăng trưởng tốt, phân bón humic Canada được hoạt hóa bởi KOH giúp cho cây có đủ kali nuôi trái và vẫn đảm bảo độ ngọt…
Hiệu quả của người nông dân tốt hơn, gấp 3 lần so với canh tác thông thường. Phía công ty đầu tư, thu mua được nguồn sản phẩm chất lượng, giá cũng thấp so với sản phẩm organic ngoài thị trường, để có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại và thu lợi nhuận thêm từ tư vấn kỹ thuật và kinh doanh thương mại vật tư nông nghiệp. Lợi ích xã hội, người tiêu dùng tiếp cận được với sản phẩm tốt, an toàn với giá chấp nhận được (cao bằng hoặc hơn ít so với các sản phẩm đang bán ở các cửa hàng bán lẻ trái cây ở Tp. HCM).
Đặc điểm sản phẩm thanh long hữu cơ có giá trị vượt trội ở chất lượng, thơm và ngọt hơn. Hình thức đẹp, vỏ chắc, thời gian bảo quản lâu hơn và ít bị mầm bệnh gây hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
Đầu tư phân bón hữu cơ sinh học, organic, thu lại sản phẩm, kiểm soát được chất lượng và tiêu chuẩn organic của trái cây thanh long ruột đỏ. Bên cạnh đó có thêm lợi nhuận từ hoạt động thương mại, mua sỉ, bán lẻ, nhân rộng ra các vườn thanh long canh tác hữu cơ, nâng cao giá trị cho sản phẩm nông sản.
Ở nhóm giải pháp thứ 5, chi phí đầu tư mất thêm khoảng 100 triệu cho việc trồng hoa, cây cảnh và làm nhà nghỉ trưa cho du khách tham quan. Phát sinh thêm chi phí cho nhân viên làm kinh doanh online, hướng dẫn du khách về tuyến đường, thời gian và tổ chức tiếp đón, phục vụ cho khách tham quan vườn thanh long. Lợi nhuận tăng thêm được tính theo giá bán lẻ cho du khách tham quan khi mua tại vườn được nâng lên so với giá bán sỉ. Du khách có tốn chi phí xăng xe, thời gian đi lại, tuy nhiên họ rất hài lòng với những dịch vụ miễn phí tại farmstay, nếu mua bình quân 10kg thanh long ruột đỏ cho cả đoàn. Tham quan, nghỉ nhà vườn, chụp hình, câu cá giải trí, nước uống…
Từ việc nghiên cứu, ứng dụng triển khai cho một vườn kiểu mẫu, các vườn xung quanh đến tham quan, học hỏi và triển khai áp dụng trang trại hữu cơ, kết hợp với tham quan du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Các trang trại ở nơi đây có hiệu quả kinh tế cao nhờ áp dụng kinh tế nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, kết hợp với kết nối cung – cầu, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Thực trạng hiện nay, dịch bệnh và nguy cơ chiến tranh kéo dài ở Ucraina, làm cho đầu ra của nông sản, đặc biệt là thanh long gặp khó khăn, trong khi chi phí phân bón, thuốc hóa học tăng cao, rất nhiều vườn thanh long trên cả nước phải chặt bỏ. Nhưng những gì mà nhóm nghiên cứu áp dụng ở các vườn thanh long tại Tân Trụ, đã giúp cho bà con nông dân ở đây cầm cự được trong khó khăn, duy trì hiệu quả của việc đầu tư nuôi trồng vườn thanh long ruột đỏ.
III/ Kết quả kinh doanh thanh long ruột đỏ tại Tp. HCM
Kết quả kinh doanh thanh long ruột đỏ hữu cơ | 1 NVKD/ tuần/1 ha vườn | |
STT | Nội dung | Số liệu |
I | Chi phí | |
1 | Sản lượng thu hoạch (kg) | 500 |
2 | Giá thành | 8,000 |
3 | Giá vốn thu hoạch | 4,000,000 |
4 | Chi phí vận chuyển, giao hàng: | 1,000,000 |
Tổng chi phí | 5,000,000 | |
II | Kết quả kinh doanh | |
1 | Bán trực tiếp cho Hộ gia đình (kg) | 85 |
Giá bán lẻ 35.000đ/kg | 2,975,000 | |
2 | Ký gửi và bán trực tiếp cho cửa hàng | |
Cho tặng, hao hụt 100kg | ||
Bán được 300kg, giá bán sỉ 20.000đ | 6,000,000 | |
Tổng thu | 8,975,000 | |
III | Lợi nhuận thuần/ tuần (đợt bán/1 nhân viên KD) | 3,975,000 |
Phương án kinh doanh mang lại hiệu quả, có khả năng mở rộng quy mô tiêu thụ cho diện tích chuyển đổi hữu cơ của huyện Tân Trụ nói riêng, tỉnh Long An nói chung, với tổng diện tích 11 ngàn ha, sản lượng khoảng 22 ngàn tấn. Nếu chuyển đổi được 10%, vừa sức tiêu thụ của các hộ gia đình có mong muốn chuyển đổi sử dụng thanh long ruột đỏ hữu cơ (3% mẫu nghiên cứu x 11 triệu dân x mức tiêu thụ 1kg/tuần = 330 tấn), hiệu quả kinh doanh thu được rất lớn: khoảng 8 tỷ đồng/năm. Bên cạnh hiệu quả kinh doanh, giá trị mang là sức khỏe cho cộng đồng rất lớn, giảm thiểu chi phí y tế do những hệ lụy từ dư lượng hóa chất gây ra.